Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng chuyển đến trang Đăng nhập.
Mô tả
Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau.
Theo Maria Montessori: "All our handling of the child will bear fruit, not only at the moment, but in the adult they are destined to become." (Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau.)
Tương tác với con là vấn đề được đề cập rất nhiều hiện nay trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình … và đây cũng là vấn đề mà hầu hết cha mẹ đều quan tâm. Tương tác với con là điều cha mẹ nên làm mỗi ngày, bởi việc tương tác qua lại giữa cha mẹ và con không chỉ giúp tăng cường sự gắn bó, mà còn giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Và thực ra, có rất nhiều cách đơn giản để cha mẹ tăng khả năng tương tác với trẻ đấy! Hãy cùng Yến Sào Song Yến tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé:
1. Trả lời các câu hỏi của con
Trong quá trình lớn lên, trẻ nhỏ thường tò mò, muốn tìm hiểu về thế giới và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng đôi lúc bạn cảm thấy bị làm phiền, không hứng thú để giải đáp tất cả những thắc mắc ấy. Hãy luôn nhớ rằng, việc bạn dành thời gian cùng con tìm ra câu trả lời không chỉ giúp bé phát triển mà còn giúp nuôi dưỡng tình cảm giữa bạn và con.
2. Không áp đặt suy nghĩ của trẻ
Bạn không nên hoàn toàn áp đặt đối với con. Trẻ có quyền sở hữu một vài món đồ gì đó, như người lớn vậy. Do đó, cha mẹ không nên nặng lời hoặc nói “không” khi chúng muốn giữ một cái gì đó cho riêng mình.
Khi chúng làm một điều gì đó sai, đừng quát mắng. Thay vào đó, hãy giải thích cho con hiểu vì sao đôi lúc nên làm theo những điều mà người lớn khuyên bảo.
3. Đáp lại trẻ bằng những lời hỗ trợ và khuyến khích
Bé luôn thấy dễ chịu và hiểu rằng mọi suy nghĩ và cảm xúc của mình đều được lắng nghe khi được cha mẹ dành cho những lời nói dịu dàng, những cái ôm, được giúp đỡ và được thấu hiểu. Khi trẻ đang quan tâm, hào hứng với điều gì đó, cha mẹ cũng nên đáp lại trẻ bằng cách tỏ ra phấn khích, gật đầu, mỉm cười hoặc nói vài lời để trẻ thấy được chia sẻ.
4. Hành động lần lượt và chờ đợi
Mỗi khi cha mẹ đáp lại một tín hiệu của trẻ, hãy cho trẻ thời gian để phản hồi. Việc cha mẹ cho con thời gian để suy nghĩ sẽ tăng cường sự tự tin và độc lập của trẻ. Hành động lần lượt giúp trẻ hiểu được khái niệm qua lại khi tương tác, học được khả năng kiểm soát bản thân, cũng như học cách hòa hợp với người khác.
5. Cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Cha mẹ có thể tổ chức cho trẻ những chuyến dã ngoại, du lịch hoặc tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, … để trẻ được gặp gỡ, vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa giúp trẻ tự tin hơn trong hành trình phát triển bản thân. Ngoài ra, còn giúp trẻ hiểu được môi trường mới là thế nào, để bé hình dung và dần dần thích nghi. Hãy dành thời gian kiên nhẫn lắng nghe và đưa ra sự trợ giúp phù hợp đúng lúc, đúng chỗ. Hãy bên cạnh con để con cảm thấy dù bất cứ khi nào vẫn có cha mẹ yêu thương, chia sẻ và đồng hành.
Cha mẹ không chỉ là người bạn đầu tiên của con mà còn là người thầy đầu tiên của trẻ. Sự tương tác hai chiều khiến trẻ vui vẻ và đến khi lớn lên cũng luôn sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ. Đồng thời, điều này cũng giúp xây dựng nền tảng cho việc học tập, thể hiện hành vi, cũng như những kỹ năng đối diện với thử thách của trẻ sau này.